Nặn mụn cũng cần phải đúng cách để nhanh khỏi và tránh để lại sẹo thâm xấu xí. Daistore xin chia sẻ cách nặn mụn đúng cách không để lại sẹo thâm từ A-Z.
Nặn mụn không đúng cách không những khiến mụn lâu khỏi mà còn khiến chúng xuất hiện nhiều hơn. Và để lại những vết thâm xấu xí ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sự tự tin của chúng ta. Vì thế, hãy xem ngay bài hướng dẫn nặn mụn đúng cách dưới đây nào.
1. Kiểm tra xem mụn có nặn được không ?
Thời điểm nặn mụn vô cùng quan trọng gây ảnh hưởng đến việc nặn mụn có đau hay không. Có dễ nặn và để lại sẹo thâm hay không.
Những đốm mụn có thể nặn được là những mụn đã chín, mọc riêng lẻ, kích thước nhỏ và cồi mụn đã khô, đen và trồi lên. Sờ vào không có cảm giác đau. Chúng tỏ mụn đã già và an toàn cho việc nặn. Tuy nhiên, ngay lúc này thì bạn cũng cần phải nặn mụn đúng cách để hạn chế sẹo thâm, rỗ.
Những loại mụn nào không nên nặn ?
– Mụn trứng cá bọc gồm nhiều ổ viêm, mụn mủ, sưng to và đau, không thấy cồi mụn.
– Mụn trứng cá nổi thành từng đám, xuất hiện cồi trắng. Mụn mủ thường lớn và rất đau, chảy dịch hoặc mủ rất hôi.
– Mụn đinh râu
– Mụn trứng cá ác tính thường xuất hiện đột ngột với các triệu chứng viêm kèm sốt nhẹ. Mụn có kích thước lớn và rất đau. Nếu gặp loại mụn này mà nặn sẽ nhanh chóng loét ra, để lại sẹo thâm, sẹo rỗ không lành.
– Mụn mọc ở vùng “tử thần” – vùng mặt nối mũi với khóe miệng là vùng đặc biệt nguy hiểm trên khuôn mặt. Bởi xung quanh khuôn miệng có rất nhiều dây thần kinh quan trọng nếu nặn mụn rất dễ xảy ra nguy cơ liệt cơ mặt, méo miệng, nhiễm trùng não.
Khu vực “tam giác tử thần” tuyệt đối không được nặn mụn
Do đó, với những đám mụn này, tốt nhất là chúng ta không nên “khiêu khích” chúng. Nếu không hậu quả không chỉ là da bị viêm, sẹo thâm hay mụn phát triển ồ ạt hơn nữa đâu. Tốt nhất là không nên tự ý nặn, cần đến gặp ngay bác sĩ để được tư vấn điều trị hiệu quả.
2. Chuẩn bị dụng cụ nặn cần thiết
– Cây nặn mụn
– Bông gòn
– Tăm bông
– Cồn
– Nhíp gắp mụn
Lưu ý quan trọng:
- Rửa sạch tay với xà bông hoặc dung dịch làm sạch da tay trước khi chuẩn bị nặn mụn.
- Và cũng đừng quên vệ sinh cây nặn mụn và nhíp gắp mụn bằng cồn 90 độ. Để đảm bảo những dụng cụ trên đã sạch khuẩn và an toàn khi tiếp xúc với da.
3. Rửa mặt và xông hơi cho da mặt
Sau khi rửa sạch mặt, tiến hành xông hơi cho da mặt giúp giãn nở lỗ chân lông. Nặn mụn sẽ dễ và đỡ bị đau hơn.
Có thể đun nước sôi với vài nhánh xả, vài lắt gừng hoặc nhỏ vài giọt tinh dầu chanh, tinh dầu laveder, tinh dầu hoa cam, tinh dầu tràm… Không chỉ tạo mùi thơm dễ chịu mà tinh dầu còn có chức năng trị liệu riêng của nó, đặc biệt tốt với da bị tổn thương và bị mụn.
4. Tiến hàng nặn mụn đúng cách
Tiến hành nặn mụn đã chín:
– Dùng ngón tay trỏ và ngón giữa có kèm bông gòn để lót tay và cố định vùng da có mụn cần nặn.
– Tuyệt đối không nên dùng tay và móng tay trực tiếp nặn mụn để tránh lây lan vi khuẩn từ đầu ngón tay xâm nhập mụn và gây ra nhiều mụn hơn.
– Cẩn thận dùng cây nặn mụn ấn nhẹ đến khi nào đầu mụn ra ngoài hoàn toàn. Cần lấy sạch hết nhân mụn bên trong. Nếu sót lại cồi (nhân mụn dù chỉ 1 chút thôi cũng sẽ khiến mụn càng sưng to hơn, đau và lâu khỏi hơn.
4. Chăm sóc da sau khi nặn mụn
Cần vệ sinh lại da sau khi đã lấy cồi mụn ra khỏi da mặt bằng nước muối sinh lý hoặc nước ấm.
Sau đó bôi thuốc hoặc kem trị mụn lên vùng da vừa nặn. Nó sẽ giúp chống thâm đỏ, mụn mau khô và chống viêm nhiễm.
Tuy nhiên, nếu không may mụn để lại thâm hoặc sẹo trên da thì bạn cũng đừng lo lắng quá. Có rất nhiều cách khắc phục, làm mờ thâm bằng các loại mặt nạ từ khoai tây, nha đam,.. hoặc sử dụng các loại kem trị thâm sẹo chuyên dụng. Hoặc có thể đến các viện thẩm mỹ, spa để được chăm sóc.
Điều đặc biệt là nhớ giữ cho làn da luôn được sạch sẽ hàng ngày nhé! Duy trì thói quen này thì mụn sẽ mau biến mất thôi.
Có thể bạn quan tâm:
- 10 nỗi khổ chân ngắn khi chọn giày dép váy áo
- Những phát ngôn về thời trang “kinh điển” thế giới
- 500+ tên tiếng anh hay cho nam, nữ và trẻ em